Tag Archives: người Xume

Tiểu sử thiên văn theo thời gian


Sự di chuyển của các vì sao đã được ghi nhận vào khoảng 6000 năm trước công nguyên. Vào khoản năm 2767 trước CN tại Ai Cập, một lá số đã được Imhotep một kiến trúc sư của kim tự tháp Saqqarah thiết lập. Đến nay lá số đó vẫn còn hiện diện.

1200px-Saqqarah_Djoser_Mastaba

Ảnh kim tự tháp Saqqarah

Các chiêm tinh gia cổ đại đã ghi nhận sự di chuyển của các vì sao, các hành tinh và đưa ra tuyên đoán về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, biến động, thiên tai và vận mệnh loài người. Họ đã tạo ra thời lịch để đánh dấu và theo dõi sự biến dộng của thời gian. Đến nay bạn vẫn có thể đọc được các biểu đồ mô tả sự dịch chuyển của các vì sao được các chiêm tinh gia Ai Cập phác hoạ vào năm 4200 trước Công Nguyên.

Trong các xã hội cổ đại, chiêm tinh học và tín ngưỡng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các chiêm tinh gia thường là các giáo sỹ.

Đúng như thế, người Xume cổ vẫn luôn tôn sùng thờ phụng các vì sao. Ngay cả mô hình của các vì sao trên bầu trời cũng được tôn thờ như những thần linh.

Và Mặt trời được xem là vị thần mạnh mẽ nhất. Mặt trời so sáng và nuôi dưỡng cây cối và giúp con người trồng trọt chăn nuôi. Tất cả những người Xen-tơ, Ai Cập, Inca, Hindu,… điều thờ phụng thần Mặt trời.

203px-Sun_god_Ra.svg

Ảnh thần Mặt Trời của Ai Cập

Ngày nay chúng ta cũng có thể viếng thăm các đài thiên văn được xây dựng thời cổ đại để nghiên cứu tìm hiểu về bầu trời. Các kim tự tháp huyền bí tại Giza, Ai Cập, một trong 7 kỳ quan thế giới, là các nấm mồ cho hoàng tộc.

Tại thành phố Maya cổ của Chichen Tiza, ở đó có một cấu trúc đá được gọi là đài thiên văn Caracol. Bên trong đó có một chiếc cầu thang xoắn ốc dẫn đến nhiều cửa sổ, từ các cửa sổ này chúng ta có thể quan sát được vị trí của các hành tinh khi chúng di chuyển suốt năm.

tinhhoa.net-T7SCh2-20160823-nguoi-maya-da-quan-sat-duoc-chuyen-dong-cua-sao-kim-tu-1000-nam-truoc

Ảnh đài thiên văn Caracol

Còn tại Brittany, khu nghỉ mát tại Tây Nam nước Pháp, có một đài đá dựng đứng Carmac. Đây là những tảng đá dựng thẳng đứng và cao 5~6 mét. Chúng được những ngừoi thờ thần Mặt Trời dựng nên và được sử dụng để tính toán thiên văn.

carnac-alignments-stone-610

Ảnh đài đá dựng đứng Carmac

Tại miền Nam nước Anh thì có một cấu trúc vĩ đại mang tên Stonehenge. Nó là tập hợp nhiều tảng đá cao gần 4 mét, được đặt thành hình tròn và được quay quanh bởi các hầm và hố bố trí cũng theo hình tròn.

hith-stonehenge-superhenge-iStock_000012937253Large-E

Ảnh Stonehenge

Năm 1961, giáo sư Gerald S. Hawkins một nhà thiên văn của trường ĐH Boston đã dùng máy vi tính để phân tích Stonehenge và ông đã khám phá ra được các hầm và tảng đá này để đánh dấu vị trí Mặt Trời và Mặt Trăng và có thể dùng để dự đoán Nguyệt Thực và Nhật Thực.

573AC642-1DD8-B71B-0B27FC5424A2E375

Ảnh Casa Grane

Và tương tự tại Mỹ có một cấu trúc được gọi là Casa Grane được người Anh Điêng xây dựng ở Arizona vào khoảng 1300 sau CN, có 8 khe cửa xoay về hướng Mặt Trời lặn và mọc tại cả 2 điểm chí và điểm phân (đây là 4 điểm chính trên Hoàng Đạo)

Rõ ràng là không có những ý tưởng mới, chỉ có những con ngừoi mới khám phá những ý tưởng cũ. Đây là tiểu sử môn thiên văn theo thời gian

Joanna Martine Woolfolk

Bình luận về bài viết này

Filed under Chiêm tinh, Chiêm Tinh Căn Bản